SƠN NHÀ ĐÚNG CÁCH, HƯỚNG DẪN TỪ CHUYÊN GIA

Sơn tường là công đoạn vô cùng quan trọng không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian sống mà còn bảo vệ chất lượng công trình.

Chúng ta hay có chung đặc điểm vô cùng thú vị là, đôi khi rất thích tự làm một cái gì đó cho mình, sơn nhà cũng vậy. Hay dù thuê người khác làm, cũng rất chú ý xem người thợ đó làm đúng chưa, có ổn không, kiểu không an tâm vậy.

Và tất nhiên, bài viết này sẽ dành cho bạn!

 Quy trình để sơn nhà chuẩn bao gồm nhiều bước cơ bản. Trông thì có vẻ rắc rối, nhưng thật ra cũng dễ hiểu lắm, từ vệ sinh bề mặt, thi công chống thấm (nếu cần), trét bột bả, sơn lót kháng kiềm và cuối cùng là sơn lớp phủ hoàn thiện.

Hãy cùng chuyên gia của TLG Việt Nam điểm qua từng bước chi tiết để đảm bảo bạn có được lớp sơn bền đẹp cho ngôi nhà của mình.

 

1. Chuẩn bị trước khi sơn

 

Thời điểm nào để sơn nhà là thích hợp? Đây là câu hỏi bạn luôn phải nhớ trong đầu. Chọn sai thời điểm sơn nhà sẽ rất là phiền phức.

Việc chọn thời điểm sơn nhà là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lớp sơn. Không nên sơn vào những ngày quá oi bức, hay nồm ẩm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến bề mặt sơn.

 Thời điểm lý tưởng nhất là những ngày khô ráo, có nhiệt độ trung bình 30 độ C và độ ẩm 80%, đặc biệt là khi trời nắng. Khi sơn trong điều kiện thời tiết thích hợp, lớp sơn sẽ khô nhanh hơn và bám dính tốt hơn.

 Các vùng miền tại Việt Nam sẽ có những thời điểm thích hợp khác nhau do đặc điểm khí hậu khác nhau. Các bạn có thể xem bài phân tích chi tiết tại đây để xác định thời điểm tốt nhất để sơn căn nhà của bạn.

 

a. Dụng cụ và vật liệu cần thiết

 Để quá trình sơn diễn ra thuận lợi, chúng tôi sẽ liệt kê ra đầy đủ các vật dụng dưới đây mà bạn cần chuẩn bị. Bạn có thể dễ dàng đặt mua online như trên shopee, lazada với giá vô cùng rẻ.

 

 

→ Khay đựng sơn: giúp phân phối đều sơn lên cây lăn.

 

→ Cây lăn sơn chất lượng tốt: nên chọn loại có cán cầm chắc chắn và ống lăn có chất liệu bám sơn tốt.

→ Giấy nhám: để làm nhẵn bề mặt tường

 

 

→ Thùng đựng sơn: để chứa và trộn đều sơn trước khi sử dụng

→ Băng keo che chắn: bảo vệ các khu vực không cần sơn

→ Đồ bảo hộ: găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ.

b. Lựa chọn loại sơn

Việc chọn đúng loại sơn phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng sẽ quyết định độ bền của lớp sơn. Các loại sơn cần chuẩn bị bao gồm sơn lót và sơn phủ. 

Nên ưu tiên chọn những loại sơn có hàm lượng VOC thấp (dưới 50g/L), hay hàm lượng VOC bằng không như sơn Tuylips. Đặc biệt, những sản phẩm sơn nhãn hiệu Tuylips rất thân thiện với môi trường, không chứa các chất độc hóa học, APEO, hay kim loại nặng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình. Một số sản phẩm còn có cả tính năng tự làm sạch ưu việt.

 

Các bạn tham khảo thêm danh sách các sản phẩm sơn Tuylips dưới đây để lựa chọn cho mình các sản phẩm phù hợp:

 

Sơn siêu phủ, siêu trắng nội thất cao cấp TUYLIPS FROST WHITE với màng sơn siêu trắng chống bám bẩn và ố vàng, bám dính tốt, độ phủ rất cao và dễ thi công.

Sơn bóng hoàn hảo chùi rửa tối đa nội thất TUYLIPS GLOSSY ARMOR với màng sơn bóng mượt co giãn tốt, bám dính chặt vào bề mặt tường, độ phủ cao, không bong tróc hay phồng rộp, chống phấn hóa, muối hoá và không bị rêu mốc. Độ bền cao gấp 1,5-2 lần các loại sơn thông thường, dễ thi công.

Sơn lót kháng kiềm hoàn hảo ngoại thất TUYLIPS MAX PRIMER chống rêu mốc, chất kiểm soát bọt… có chất lượng và hiệu năng bảo vệ cao: cứng chắc, độ phủ tốt, bám dính tốt chống bong tróc, khả năng kháng kiềm và kháng muối vượt trội.

Sơn lót siêu kháng kiềm, chống muối mặn hoàn hảo TUYLIPS ULTRA TITANIUM với màng sơn thông minh tự thở, cho phép hơi nước trong tường thoát ra ngoài, từ đó tránh được tình trạng sơn bị phồng rộp, bong tróc, loang ố màu, hoa muối. Độ bền có thể kéo dài 15 năm và đặc biệt có thể thi công trên tường còn độ ẩm < 40% hoặc tường mới trát, dễ thi công.

Xem thêm các sản phẩm sơn Tuylips khác tại đây!

Đối với những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp, nên chọn loại sơn có khả năng kháng nấm mốc và chống thấm như Tuylips Durable Finish.

2. Các bước sơn tường cơ bản

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sơn

Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của lớp sơn. Tùy thuộc vào tình trạng của bề mặt tường, bạn cần thực hiện các công việc sau:

👉🏼Đối với tường mới xây: Cần để tường khô hoàn toàn khoảng 2-3 tuần. Sau đó dùng máy doa để loại bỏ những hạt cát rời bám trên bề mặt, tạo độ nhẵn tối đa cho bề mặt trước khi sơn.

👉🏼Đối với tường cũ đã sơn: Phải cạo hết những mảng sơn bị bong tróc và dùng giấy nhám để làm nhẵn bề mặt. Còn những nơi sơn vẫn còn chắc chắn, chỉ cần quét bụi là có thể sơn được luôn.

👉🏼Đối với tường đã quét vôi ve: Nếu tường còn chắc chắn và số lớp vôi ve chưa quá nhiều, chỉ cần dùng giấy nhám đánh qua một lượt bề mặt là được. Lưu ý không cần phải cạo hết lớp vôi ve.

👉🏼Đối với tường có nhiều bụi bẩn: Dùng vòi nước áp lực cao và kết hợp chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch bề mặt tường. Nếu mặt tường có nhiều bột, sau khi làm sạch, cần sơn thêm hai lớp lót chống kiềm.

👉🏼Đối với tường có nấm mốc, rêu: Sử dụng vòi nước và chất tẩy rửa để vệ sinh, sau đó chà rửa lại bằng nước sạch và chờ cho tường khô hoàn toàn.

 

Bước 2: Thi công chống thấm

Thi công chống thấm nhằm bảo vệ công trình khỏi tác động của yếu tố mưa, ẩm. Bước này đặc biệt cần thiết trong khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam. 

 Cần kiểm tra và tiến hành chống thấm cho các bề mặt thi công phải tiếp xúc với nước như tường ngoài trời, bồn hoa. Gần đây, nhiều người thích trồng cây ở sân thượng của căn nhà, khu vực này cũng sẽ cần được chú ý kỹ.

 

Bước 3: Trét bả matit

 

Bả matit (hay còn gọi là bột bả, bột trét) giúp che khe nứt, khuyết điểm để bề mặt tường được phẳng hơn, đồng thời giúp tăng độ bám dính kết cấu. Đây là bước quan trọng trước khi thi công sơn lót và sơn phủ. 

Cần lưu ý rằng lớp trét không được dày quá 3mm để tránh hiện tượng bong tróc, nứt hay biến dạng màng sơn sau này.

 

Bước 4: Sơn lót kháng kiềm

Sơn lót kháng kiềm có tác dụng ngăn kiềm (có trong xi măng, vôi), ngăn ẩm, chống thẩm thấu và tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Lớp sơn lót còn làm tăng độ bám dính, độ bền màu cho lớp sơn hoàn thiện. Việc sơn lót kháng kiềm đặc biệt quan trọng đối với tường mới xây để ngăn chặn sự thẩm thấu của kiềm từ xi măng, vôi ra ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của lớp sơn phủ.

Bước 5: Lăn lớp sơn phủ

 

Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quyết định vẻ đẹp của bức tường. Quy trình thực hiện như sau:

1️⃣ Nhúng sơn vào cây lăn: Nhúng nhẹ nhàng cây lăn vào khay sơn đã đổ sẵn, không ngập toàn bộ cây lăn vào sơn mà chỉ nên nhúng nhẹ nhàng và lăn qua lại trên khay để phân bổ đều sơn.

2️⃣ Kỹ thuật lăn sơn: Tuân theo quy tắc "từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài" và nên sơn ở khu vực khó trước, sau đó đến các khu vực dễ hơn. Khi lăn, tạo các hình chữ "W" hoặc chữ "M" rộng khoảng 1m, sau đó lăn ngang để lấp đầy không gian giữa các nét chữ.

 

3️⃣ Sơn góc và cạnh: Đối với các góc, cạnh và khu vực hẹp, nên sử dụng chổi sơn nhỏ hoặc cây lăn có kích thước nhỏ hơn để dễ tiếp cận. Nên sơn các góc và cạnh trước, sau đó mới lăn phần diện tích lớn hơn.

4️⃣ Số lớp sơn phủ: Nên sơn ít nhất hai lớp sơn phủ để màu sắc đều và đẹp mắt. Thời gian chờ giữa các lớp sơn phủ thường là 2-4 giờ tùy thuộc vào loại sơn và điều kiện thời tiết.

 

3. Những lưu ý quan trọng khi sơn

👉🏼 Kiểm soát độ ẩm tường

Trước khi tiến hành sơn, cần đảm bảo tường đạt đủ độ khô cần thiết. Bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm tường như Protimeter Mini BLD 2000 hoặc Lutron MS-7003 để kiểm tra. 

Nếu độ ẩm của tường vượt quá 15%, màng sơn có thể bị bong, phồng rộp hoặc không đều màu. Do đó, độ ẩm tường cần được giữ ở mức thấp hơn để đảm bảo kết quả sơn tốt nhất.

👉🏼 Kỹ thuật che chắn

Trước khi sơn, cần tháo gỡ những vật dụng gắn trên tường như tay nắm cửa, hộp điện, móc treo, công tắc. Phủ bạt lên sàn nhà và các vật dụng trong phòng để tránh sơn bắn vào. Đối với những vật dụng cố định không thể tháo rời, hãy dùng băng keo che lại cẩn thận.

👉🏼 Vệ Sinh Dụng Cụ Sau Khi Sơn

Sau khi hoàn thành công việc sơn, cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đã sử dụng như cây lăn, chổi sơn, khay đựng sơn bằng nước sạch (đối với sơn nước) hoặc dung môi phù hợp (đối với sơn dầu). Điều này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của dụng cụ mà còn giúp chúng sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo.

 

Việc sơn tường đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để đạt được kết quả tốt nhất. Quá trình sơn tường chuẩn cần được thực hiện qua các bước chính: chuẩn bị bề mặt, thi công chống thấm (nếu cần), trét bả matit, sơn lót kháng kiềm và cuối cùng là sơn lớp phủ hoàn thiện. 

Bên cạnh đó, việc chọn đúng thời điểm sơn, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, lựa chọn loại sơn phù hợp như các sản phẩm sơn Tuylips của TLG Việt Nam, và áp dụng đúng kỹ thuật lăn sơn cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình, bạn hoàn toàn có thể tự tay tạo nên những bức tường đẹp mắt, bền lâu cho ngôi nhà của mình.

Hãy nhớ rằng, kiên nhẫn là yếu tố then chốt trong quá trình sơn tường. Đừng vội vàng hoặc bỏ qua bất kỳ bước nào trong quy trình, vì điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của lớp sơn về sau.

Tin nổi bật